Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Hoạt Động Của Dreadnought

[sửa] Siêu-dreadnought

Những chiếc trong lớp Orion đang di chuyển theo đội hình hàng dọc.
Trong vòng năm năm sau khi chiếc Dreadnought được đưa vào hoạt động, một thế hệ mới của những chiếc "siêu-dreadnought" mạnh mẽ hơn được chế tạo. Sự xuất hiện của siêu-dreadnought thường được gắn liền với lớp Orion của Anh, và điều khiến cho chúng được gọi là “siêu” chính là bước nhảy về tải trọng thêm 2.000 tấn, sử dụng cỡ pháo lớn hơn BL 343 mm (13,5 inch) và việc bố trí toàn bộ dàn pháo chính trên trục dọc giữa tàu. Orion đi vào hoạt động chỉ sau Dreadnought 4 năm, nhưng tải trọng đã tăng thêm 25%, còn uy lực pháo bắn qua mạn đã mạnh gấp đôi.[128]
Các siêu-dreadnought của Anh được các nước khác tiếp bước. Lớp New York của Hải quân Mỹ được đặt lườn vào năm 1911 và mang pháo 356 mm (14 inch) nhằm đáp trả lại động thái của Anh, và cỡ nòng pháo này trở thành tiêu chuẩn. Tại Nhật Bản, hai chiếc siêu-dreadnought thuộc lớp Fuso được đặt lườn vào năm 1912, và được tiếp nối bởi hai chiếc Ise vào năm 1914; tất cả đều được trang bị mười hai pháo 356 mm (14 inch). Năm 1917, lớp Nagato được đặt hàng, đây là những chiếc dreadnought đầu tiên được trang bị pháo 406 mm (16 inch), làm cho chúng trở thành những tàu chiến mạnh nhất thế giới. Tất cả dần dần được chế tạo toàn bộ tại Nhật Bản thay cho việc phải nhập khẩu các linh kiện từ nước ngoài. Tại Pháp, lớp Courbet được tiếp nối bởi ba chiếc siêu-dreadnought thuộc lớp Bretagne mang cỡ pháo 340 mm (13,4 in); rồi thêm năm chiếc lớp Normandie nhưng bị hủy bỏ do việc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra.[129]
Các siêu-dreadnought của Anh sau này, chủ yếu là lớp Queen Elizabeth, loại bỏ bớt một tháp pháo, dành chỗ và trọng lượng cho những nồi hơi đốt dầu lớn hơn. Kiểu pháo mới BL 381 mm (15 inch) có hỏa lực mạnh hơn bù lại việc mất một tháp pháo, và nó cũng có đai giáp dày hơn cũng như cải thiện việc bảo vệ dưới nước. Lớp tàu này có tốc độ thiết kế 46 km/h (25 knot), và được xem là những thiết giáp hạm nhanh đầu tiên.[130]
Phần đuôi của chiếc siêu-dreadnought đầu tiên của Hoa Kỳ, Nevada, trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất
Điểm yếu trong thiết kế của siêu-dreadnought, vốn phân biệt chúng với những thiết kế sau Thế Chiến I, là sự phân bố vỏ giáp. Thiết kế của siêu-dreadnought nhấn mạnh đến việc bảo vệ tầm ngang cần thiết trong các trận chiến ở tầm ngắn. Những con tàu này có thể tiếp chiến với đối phương ở khoảng cách 18 km (20.000 yard), nhưng tỏ ra mong manh trước những quả đạn pháo bắn tới ở góc cao từ cự ly đó. Các thiết kế tiêu biểu sau chiến tranh thường dành lớp vỏ giáp sàn tàu dày 130-150 mm (5-6 inch) để khắc phục yếu điểm trên. Khái niệm về vùng miễn nhiễm trở thành một phần quan trọng trong thiết kế thiết giáp hạm. Việc thiếu sót một sự bảo vệ dưới nước cũng là một điểm yếu của những thiết kế trước Thế Chiến I vốn chỉ phát sinh khi mối đe dọa của ngư lôi trở thành hiện thực.[131]
Kiểu thiết giáp hạm “tiêu chuẩn” của Hải quân Hoa Kỳ, bắt đầu với lớp Nevada, được thiết kế với những tính toán để đối đầu ở tầm xa và chịu đựng những quả đạn pháo bắn tới ở khoảng cách này, được đặt lườn lần đầu tiên vào năm 1912, bốn năm trước khi trận Jutland có thể dạy được điều gì cho hải quân các nước Châu Âu về mối nguy hiểm của tác chiến ở tầm xa. Những đặc tính quan trọng của kiểu thiết giáp hạm “tiêu chuẩn” là nguyên tắc “Tất cả hoặc không có gì” của vỏ giáp cùng việc cấu trúc kiểu “bè”, một triết lý mà theo đó chỉ những phần của con tàu đáng được bảo vệ mới đáng được bọc giáp, và cần có đủ độ nổi dự trữ chứa trong một "bè" bọc thép để có thể giữ nổi cho toàn thể con tàu trong trường hợp phần mũi hoặc đuôi tàu không bọc thép có thể bị bắn thủng hoàn toàn và ngập nước. Thiết kế này chỉ được chứng minh trong chiến đấu ở trận Hải chiến Guadalcanal trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi một cú bẻ lái cơ động không đúng lúc đã khiến cho USS South Dakota hiện ra rõ ràng trước các họng pháo Nhật Bản. Mặc dù bị bắn trúng 26 phát pháo hạng nặng, “bè bọc thép” của nó đã vô hại và nó tiếp tục nổi và tiếp tục hoạt động sau khi kết thúc trận đánh.[132]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét