Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Dreadnought toàn súng lớn

[sửa] Chuyển sang thiết kế toàn súng lớn

Việc thay thế cỡ pháo 152 mm (6 inch) hay 203 mm (8 inch) bằng vũ khí 234 mm (9,2 inch) hay 253 mm (10 inch) đã cải thiện sức mạnh tấn công của một thiết giáp hạm, đặc biệt là ở tầm xa. Tuy nhiên, cỡ pháo hạng nặng đồng nhất còn có nhiều ưu điểm nữa. Một ưu thế rõ ràng dễ nhận ra là trong khía cạnh tiếp liệu. Ví dụ như khi Hải quân Mỹ cân nhắc việc có nên trang bị cỡ pháo hạng nặng hỗn hợp cho lớp thiết giáp hạm South Carolina hay không, William Sims và Homer Poundstone đã nhấn mạnh đến những ưu điểm của tính đồng nhất trong khía cạnh cung cấp đạn dược cũng như khả năng điều động pháo thủ từ những khẩu pháo không hoạt động đến thay thế cho những người bị thương tại những khẩu pháo khác.[20]
Một cỡ pháo đồng nhất cũng giúp thông suốt việc kiểm soát hỏa lực. Những nhà thiết kế Dreadnought đã ưa chuộng một cấu hình toàn súng lớn vì chúng chỉ yêu cầu một bộ công thức tính toán để hiệu chỉnh tầm bắn cho mọi khẩu pháo.[A 4] Một số sử gia ngày nay có quan niệm rằng một cỡ pháo đồng nhất có vai trò đặc biệt quan trọng, do nguy cơ nhầm lẫn các ánh lửa đạn pháo của cỡ nòng 305 mm (12 inch) và các cỡ nhỏ hơn gây khó khăn trong việc định tầm bắn chính xác. Tuy nhiên quan điểm này tự thân nó mâu thuẫn; việc kiểm soát hỏa lực vào năm 1905 chưa tiến bộ đến mức áp dụng kỹ thuật bắn hàng loạt, nơi mà sự nhầm lẫn này có thể gây ảnh hưởng quan trọng,[21] và sự nhầm lẫn ánh lửa đạn pháo này dường như không phải là mối bận tâm của những người thiết kế toàn pháo lớn.[A 5] Dù sao, nhiều khả năng là nguy cơ phải đối đầu ở khoảng cách xa hơn có tầm quan trọng đưa đến quyết định phải trang bị cỡ pháo lớn nhất có thể như là tiêu chuẩn, tức là 305 mm (12 inch) thay vì 253 mm (10 inch).[A 6]
Hơn nữa, thiết kế mới hơn của loại pháo 305 mm (12 inch) đem lại tốc độ bắn cao hơn đáng kể, loại bỏ ưu thế thường có trước đây của các cỡ nòng pháo nhỏ hơn. Nếu như vào năm 1895, phải mất đến bốn phút để một khẩu pháo 305 mm (12 inch) có thể bắn một quả đạn, thì đến năm 1902, thường chỉ mất nửa phút.[22] Nhà thiết kế hải quân Ý Vittorio Cuniberti trong bài viết "An Ideal Battleship for the British Navy" (Một thiết giáp hạm lý tưởng cho Hải quân Anh) trên tạp chí Jane's Fighting Ships tháng 10 năm 1903, đề cập đến một con tàu tải trọng 17.000 tấn mang một dàn pháo chính gồm mười hai khẩu 305 mm (12 inch), được bảo vệ bởi vỏ giáp dày 305 mm (12 inch), và có tốc độ 44 km/h (24 knot).[23] Ý tưởng của Cuniberti, vốn từng được ông đề nghị cho chính Hải quân Ý, áp dụng tốc độ bắn cao của kiểu pháo mới 305 mm (12 inch), tạo ra một đòn hỏa lực bắn nhanh mang tính hủy diệt thay thế cho kiểu “pháo chào” của những vũ khí nhẹ hơn.[24] Điều tương tự cũng đã diễn ra khi người Nhật có xu hướng trang bị pháo cỡ lớn hơn; tại Tsushima, đạn pháo Nhật có một tỉ lệ đạn gây nổ nhiều hơn thông thường, và sẽ kích nổ khi tiếp xúc, gây ra các đám cháy hơn là đâm xuyên qua vỏ giáp.[25] Việc gia tăng tốc độ bắn đặt những nền tảng cho các tiến bộ sau này về kiểm soát hỏa lực.[22]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét