Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Pháo tầm xa Dreadnought

Pháo tầm xa Trong các trận hải chiến vào những năm 1890, vũ khí quyết định là pháo cỡ nòng trung bình, tiêu biểu là pháo 152 mm (6 inch) bắn nhanh, được bắn ở tầm tương đối ngắn. Hải pháo thời đó cũng không chính xác khi bắn mục tiêu ở tầm xa hơn.[A 1] Ở các khoảng cách như vậy, súng nhỏ có độ chính xác tốt, và tốc độ bắn nhanh của chúng tung ra một khối lượng hỏa lực lớn vào mục tiêu. Trong Trận sông Áp Lục năm 1894, hải quân Nhật đã không nổ súng cho đến khi khoảng cách giữa hai bên chỉ còn 3.900 m, nhưng trận đánh đã diễn ra hầu như ở cự ly khoảng 2.000 m.[8]
Vào đầu những năm 1900 các đô đốc Anh và Mỹ dự đoán rằng các thiết giáp hạm trong tương lai sẽ đối đầu ở khoảng cách xa hơn, khi tầm bắn của ngư lôi gia tăng.[9] Năm 1903, Hải quân Mỹ đặt hàng thiết kế ngư lôi có tầm hiệu quả lên đến 3.660 m (4.000 yard).[10] Họ đều đưa đến kết luận cần giao chiến với đối phương ở khoảng cách xa hơn.[10][11] Năm 1900, Đô đốc Sir John "Jackie" Fisher, Tư lệnh Hạm đội Địa Trung Hải, ra lệnh thực hành tác xạ pháo 6 inch ở khoảng cách 5.500 m (6.000 yard).[11] Đến năm 1904, Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ cân nhắc hiệu quả chiến thuật của ngư lôi đối với thiết giáp hạm ở trong khoảng 6.400 m (7.000 yard) đến 7.300 m (8.000 yard).[10]
Tầm bắn của các cỡ pháo nhẹ và vừa bị giới hạn, và độ chính xác suy giảm nhanh chóng ở tầm xa hơn.[A 2] Ở các tầm bắn xa, ưu thế của tốc độ bắn nhanh cũng giảm; việc bắn chính xác phụ thuộc vào việc trinh sát ánh chớp đạn nổ của loạt đạn pháo trước đó, cũng làm giới hạn tốc độ bắn tối ưu.[2]
Vào những năm đầu tiên của Thế kỷ 20, tầm hiệu quả của pháo hạng nặng được cải thiện. Điều này được xác lập qua những cuộc thực tập tác xạ trong khoảng năm 1904, và được khẳng định trong chiến đấu qua trận Hải chiến Tsushima năm 1905.[A 3]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét