Cách sắp xếp vũ khi toàn súng lớn đặc trưng cho dreadnought được phát triển vào những năm đầu của thế kỷ 20 khi hải quân các nước cố tìm cách gia tăng hỏa lực và tầm xa của các thiết giáp hạm của họ. Đa số thiết giáp hạm tiền-dreadnought có dàn pháo chính gồm bốn pháo hạng nặng với cỡ nòng 305 mm (12 inch), dàn pháo hạng hai từ sáu đến mười tám pháo bắn nhanh với cỡ nòng từ 119 mm (4,7 inch) đến 190,5 mm (7,5 inch) và các vũ khí cỡ nhỏ khác. Một số thiết kế còn có một dàn pháo trung gian 203 mm (8 inch). Đến năm 1903, những đề nghị nghiêm túc về một giàn hỏa lực toàn pháo lớn được truyền bá tại nhiều nước.[2]
Thiết kế toàn súng lớn được tiến hành hầu như đồng thời tại hải quân của ba nước. Năm 1904, Hải quân Đế quốc Nhật Bản chấp thuận việc chế tạo Satsuma mang mười hai khẩu pháo 305 mm (12 inch); đến tháng 5 năm 1905 thì Satsuma được đặt lườn.[3] Hải quân Hoàng gia bắt đầu thiết kế HMS Dreadnought vào tháng 1 năm 1905; và nó được đặt lườn vào tháng 10.[4] Hải quân Hoa Kỳ được chấp thuận cho chế tạo USS Michigan, mang tám pháo 12-inch vào tháng 3;[4] nó được đặt lườn vào tháng 12 năm 1906.[5]
Sở dĩ có sự thay đổi sang thiết kế tàu chiến toàn súng lớn là vì một dàn pháo cỡ lớn sẽ cung cấp ưu thế trong cả sức mạnh lẫn việc kiểm soát hỏa lực. Kiểu pháo mới nhất 305 mm (12 inch) có sức mạnh ở tầm xa hơn pháo có cỡ nòng 254 mm (10 inch) hoặc 234 mm (9,2 inch).[6] Đa số các sử gia còn dẫn chứng những ưu thế về kiểm soát hỏa lực; ở tầm xa, pháo được ngắm bằng cách quan sát ánh chớp gây ra bởi các quả đạn pháo bắn theo loạt, và thật khó để biện luận phân biệt những ánh chớp khác nhau từ các cỡ nòng pháo khác nhau. Hiện vẫn còn đang tranh luận về tầm quan trọng của điều này.[7]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét